Tiền điện tử là gì? Hiểu Rõ Khái Niệm Tiền Điện Tử và Ứng Dụng Trong Thị Trường Tài Chính

Khám phá thế giới tiền điện tử qua bài viết này! Chúng ta sẽ đàm phán về khái niệm ‘Tiền điện tử’ là gì, và làm thế nào nó đang biến đổi thị trường tài chính. Đọc để hiểu rõ về sự phổ biến và ứng dụng tiền điện tử trong ngành. Từ các loại đồng tiền đến công nghệ blockchain, chúng tôi sẽ giải mã những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu, mang đến cái nhìn chi tiết và sâu sắc về một phần quan trọng của thị trường tài chính hiện đại. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiểu rõ hơn về tiền điện tử và cách nó đang làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về tài chính

Thông tin chung về chủ đề Tiền điện tử là gì? Hướng dẫn khai thác tiền điện tử an toàn

Tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử là một loại tiền tệ kỹ thuật số, được thiết kế với mục đích làm phương tiện trao đổi thay thế cho tiền pháp định. Tiền điện tử sử dụng thuật toán để bảo mật và xác nhận các giao dịch cũng như kiểm soát việc thành lập các đơn vị mới trong một mạng lưới tiền điện tử nhất định. Về cơ bản, tiền điện tử là một dạng cơ sở dữ liệu giới hạn đầu vào, không ai có thể thay đổi nếu không đáp ứng đủ một số điều kiện xác định sẵn.

Tiền điện tử là gì? Hướng dẫn khai thác tiền điện tử an toàn

Lịch sử ra đời tiền điện từ là gì?

Trong những năm 90s khi công nghệ bắt đầu bùng nổ, con người đã liên tục nỗ lực để tạo ra tiền tệ kỹ thuật số, điển hình là những hệ thống như Flooz, Beenz và DigiCash. Những dự án này từng vang tiếng một thời trên thị trường nhưng cũng đã mau chóng đi vào dĩ vãng vì một số lý do như: lừa đảo, vấn đề tài chính, thậm chí là do mâu thuẫn nội bộ của công ty phát triển.

Đáng chú ý hơn cả, tất cả các hệ thống đương thời đều áp dụng cách tiếp cận “Bên thứ ba tin cậy”, tức là tồn tại các công ty đứng đằng sau hệ thống để xác nhận và xúc tiến các giao dịch. Vì vậy, sự sụp đổ của các công ty đồng nghĩa với sự biến mất của đồng tiền kỹ thuật số.

Mãi gần hai thập kỷ sau, một lập trình viên ẩn danh (hoặc là một nhóm lập trình) có bí danh Satoshi Nakamoto đã giới thiệu Bitcoin. Satoshi mô tả đây là một hệ thống “tiền điện tử ngang hàng ”. Hệ thống này hoàn toàn phi tập trung, thức là không có sự hiện diện của máy chủ hoặc bên kiểm soát thứ ba. Ý tưởng này giống với mạng lưới P2P dùng để chia sẻ dữ liệu.

Tien dien tu

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bất kỳ mạng lưới thanh toán nào cũng phải giải quyết đó chính là “lặp chi” (double spending). Đây là một kỹ thuật lừa đảo bằng cách thực hiện hai giao dịch để chi tiêu cùng số dư của một tài khoản. Giải pháp truyền thống là dựa vào “bên thứ ba” – một máy chủ trung tâm – lưu giữ thông tin số dư và chi tiết giao dịch. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người có thẩm quyền để giữ và kiểm soát thông tin cá nhân của bạn trong tay.

Trong một mạng lưới phi tập trung như Bitcoin, mỗi thành phần tham gia đều phải làm công việc này. Mọi thứ đều được vận hành qua Blockchain – một sổ cái công cộng ghi chép mọi giao dịch trong một mạng lưới mà bất cứ thành phần tham gia nào cũng có thể tiếp cận. Vì đó, mọi người trong mạng lưới có thể truy vấn số dư của tất cả các tài khoản.

Mọi giao dịch đều có dạng một tệp tin có chứa key công khai của người gửi và người nhận (các địa chỉ ví) và số lượng coin được dịch chuyển. Các giao dịch cũng cần được xác nhận bởi người gửi bằng một “mã khóa cá nhân” – private key. Tất cả những điều trên là lý thuyết căn bản của thuật toán crypto. Cuối cùng, giao dịch sẽ được đưa lên mạng lưới nhưng vẫn cần được xác nhận.

Trong mạng lưới tiền điện tử, chỉ có những thợ đào mới có thể xác nhận các giao dịch bằng cách giải các bài toán được mã hóa. Họ sẽ nhận các giao dịch, đánh dấu hợp lệ và phát tán ra toàn mạng lưới. Sau đó, mọi node của mạng lưới sẽ bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Một khi giao dịch đã được xác nhận thì sẽ không thể xóa và đảo ngược quy trình. Thợ đào sẽ nhận được phần thưởng cộng với phí giao dịch.

Về cơ bản, mạng lưới tiền điện tử dựa vào sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả các thành phần trong không gian để xác nhận tính hợp lệ của số dư và giao dịch. Nếu các node của mạng lưới không chấp nhận, hệ thống sẽ dừng hoạt động. Tuy nhiên, có rất nhiều luật lệ được xây dựng và lập trình vào trong hệ thống để giúp ngăn chặn rủi ro này.

Tiền điện tử có chứa tiền tố crypto chính là vì quy trình đồng thuận của cộng đồng được đảm bảo bởi một thuận toán crypto (mã hoá) an toàn. Cùng với những yếu tố đã được nêu trên, tiền điện tử trở thành một khái niệm khiến việc “đặt niềm tin vào bên thứ ba” trở nên hoàn toàn dư thừa.

Chúng ta có thể làm gì với tiền điện tử

Mua hàng hóa

Trong quá khứ, việc tìm thấy được một cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử cực kỳ khó và hầu như là không khả thi. Tuy nhiên, hiện nay thì đã khác.

Có rất nhiều cửa hàng trên thế giới – cả trực tuyến hay offline – chấp nhận Bitcoin là hình thức thanh toán hợp lệ. Từ những nhà bán lẻ trực tuyến lớn như Overstock và Newegg cho tới những cửa hàng, quán bar, nhà hàng địa phương. Bitcoins có thể được dùng để thanh toán phòng khách sạn, đặt vé máy bay, mua trang sức, mua ứng dụng, thiết bị máy tính và thậm chí là bằng đại học.

Xem Thêm  Gods Unchained là gì? Thông tin chi tiết về dự án và token GODS

Hiện nay cũng đã có nhiều đồng tiền tệ kỹ thuật số khác nổi lên như Litecoin, XRP, Ethereum, song, Bitcoin vẫn chiếm vị trí độc tôn về hình thức thanh toán. Mọi chuyện đang dần thay đổi khi gần đây, Apple đã hỗ trợ thanh toán 10 đồng điện tử khác nhau trên AppStore.

Trên thế giới hiện tại đã có hai thị trường chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử là Bitify và OpenBazaar.

Công cụ đầu tư

Nhiều người tin rằng tiền điện tử là một trong những cơ hội đầu tư “hot” nhất hiện nay. Thực tế cũng có nhiều câu chuyện đột nhiên trở thanh tỷ phú nhờ đầu cơ vào Bitcoin. Bitcoin là một trong những đồng tiền kỹ thuật số được công nhận nhiều nhất cho tới hiện tại, vào tháng 12 năm 2017, giá của một BTC cũng đã chạm mốc 20.000 USD.

Ethereum, có lẽ là đồng tiền điện tử có giá trị đứng thứ 2 trên thị trường, được ghi nhận là một trong những loại tiền tệ có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước tới nay. Khi kết hợp toàn bộ tiền điện tử, vốn hóa thị trường đã tăng vọt hơn 10.000 % kể từ giữa năm 2013.

Tuy vậy, cũng cần phải lưu ý tiền điện tử là một khoản đầu tư với rủi ro rất cao. Giá trị thị trường của tiền điện tử dao động không giống như bất kỳ loại tài sản nào khác. Ngoài ra, không gian pháp lý còn nhiều thiếu sót khiến nhiều vụ án hack sàn giao dịch và lừa đảo liên tiếp bị khui trong năm 2018.

Nếu bạn quyết định chọn tiền điện tử là công cụ đầu tư, Bitcoin hiện tại vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, thị phần của đồng này đã giảm mạnh từ 90% xuống còn 50% trong năm 2018. Hiện tại có nhiều lựa chọn khác bên cạnh Bitcoin cũng đáng được các nhà đầu tư chú ý.

Việc mua Bitcoin thì rất là dễ dàng – có rất nhiều sàn giao dịch hiện nay đã hỗ trợ giao dịch BTC – tuy vậy, các đồng điện tử khác thì không dễ tiếp cận. Hiện nay, tình hình đang dần thay đổi khi nhiều sàn giao dịch lớn như Kraken, BitFinex, BitStamp, Binance bắt đầu hỗ trợ mua bán Litecoin, Ethereum, Monero, XRP,…. Ngoài ra, cũng có nhiều cách khác để mua bán coin, ví dụ như giao dịch trực tiếp với người mua hoặc sử dụng ATM Bitcoin.

Một khi đã mua được tiền điện tử, bạn cần phải tìm cách lưu trữ chúng. Tất cả các sàn giao dịch lớn đều có dịch vụ ví điện tử. Nhưng, mặc dù có vẻ tiện lợi, nhưng tốt hơn hết bạn nên lưu trữ quỹ của mình trên một phương tiện offline hoặc trên ví cứng, ví lạnh. Đây là cách an toàn nhất để trữ tiền điện tử và kiểm soát loại tài sản này.

Cũng như các khoản đầu tư khác, bạn cần phải chú ý đến giá trị thị trường của tài sản và tất cả những tin tức biến động xoay quanh thị trường. CoinMarketCap là một trong những website tổng thể nhất để theo dõi những biến động về giá, khối lượng, nguồn cung lưu thông và vốn hóa thị trường của hầu hết các đồng tiền điện tử.

Tùy thuộc vào thể chế pháp lý nơi bạn sống, một khi kiếm được lợi nhuận hoặc thua lỗ khi đầu tư, bạn có thể sẽ phải kê khai vào tờ thuế. Xét về khoản này thì tiền thuế từ đầu tư tiền điện tử được quy định rất khác nhau ở nhiều quốc gia. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan dịch vụ Thuế Quốc gia quy định Bitcoin và các tiền tệ kỹ thuật số sẽ có thuế suất ngang với tài sản, không phải tiền tệ. Đối với các nhà đầu tư, điều này có nghĩa là các khoản lỗ hay lời lũy kế dài hạn sẽ được đánh thuế dựa trên tỷ lệ lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra, tối đa là 15%.

Định nghĩa Khai thác tiền điện tử là gì

Các thợ đào tiền điện tử cũng là một phần quan trọng của mạng lưới tiền điện tử, cũng giống với hình thức đầu cơ, hoạt động mining cũng là một dạng đầu tư. Về cơ bản, các thợ đào sẽ cung cấp dịch vụ cho cộng đồng của mình. Nhóm thợ đào sẽ đóng góp sức mạnh của máy tính để giải những câu đố được mã hóa phức tạp để xác nhận giao dịch và lưu trữ trong một sổ cái phân tán công khai được gọi là Blockchain.

Một trong những điểm thú vị về lĩnh vực đào đó là độ khó của những câu đố sẽ liên tục tăng dần theo thời gian, tỷ lệ thuận với số người tham gia vào quá trình giải toán. Vì vậy, khi một loại tiền điện tử càng trở nên phổ biến, nhiều người sẽ cố gắng khai thác và độ khó của quy trình cứ vậy tăng dần.

Rất nhiều người đã “ôm mộng” làm giàu nhờ đào Bitcoin. Trước đây, bạn có thể kiếm được một khoản lợi nhuận lớn từ việc đào chỉ bằng máy tính cá nhân hoặc thậm chí là một laptop đủ mạnh.

Hiện tại, Litecoin,, Dogecoin, và Feathercoin là những đồng tiền điện tử tốt nhất tính theo hiệu quả chi phí. Ví dụ, với giá trị hiện tại của Litecoin, bạn có thể kiếm được từ 12.000 cho đến gần 500.000 VND một ngày chỉ bằng việc sử dụng thiết bị dành cho khách hàng.

Nhưng làm sao để thợ đào kiếm tiền hiệu quả nhất? Sức mạnh máy tính càng cao thì cơ hội giải được một bài toán trên Blockchain. Một khi thợ đào giải được một bài toán, họ sẽ nhận được phần thưởng kèm với phí giao dịch.

Khi mà cơn sốt tiền điện tử ngày càng tăng, ngành khai thác cũng bắt đầu trở nên khó khăn hơn, lượng coin thợ đào nhận được giảm mạnh. Ví dụ, vào ngày đầu tiên khi Bitcoin được phát minh, phần thưởng khi đào thành công là 50 BTC. Còn hiện tại, phần thưởng chỉ ở khoảng 12,5 Bitcoin. Nguyên nhân chính ở đây là số lượng BTC trong lưu thông bị giới hạn ở con số 21 triệu coin.

Vào tháng Mười một, năm 2017, gần 17 triệu Bitcoin đã được khai thác và đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, khi phần thưởng bắt đầu giảm, một Bitcoin được đào lên cũng sẽ sẽ có giá trị tăng theo cấp số nhân.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho ngành đào tiền điện tử trở thành một cuộc đua đầy tính cạnh tranh cho những kẻ bắt kịp xu thế. Tuy nhiên, tùy vào nơi bạn đang định cư, lợi nhuận từ hoạt động đào có thể sẽ được đánh thuế hay là áp đặt các quy định Chuyển tiền quy chiếu theo pháp luật sở tại. Tại Hoa Kỳ, FinCEN đã ra mắt một bộ hướng dẫn, theo đó những hoạt động đào tiền hoặc giao dịch tiền điện tử sang tiền pháp định có thể được khép vào hình thức chuyển tiền. Có nghĩa là thợ đào phải tuân thủ những quy định pháp lý khi hành nghề.

Xem Thêm  5 dự án Metaverse hàng đầu của BOOMING trong năm 2022

Chấp nhận thanh toán tiền điện tử (dùng trong kinh doanh)

Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp và đang tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng mới, việc chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử có thể là một giải pháp thú vị. Lợi nhuận từ tiền điện tử chưa bao giờ cao đến vậy. Cùng với sự phổ biến tăng dần theo thời gian thì những cây ATM tiền điện tử cũng đang thi nhau mọc lên như nấm. Theo dữ liệu từ Coin ATM Radar thì hiện có khoảng 4.415 ATM tại 58 quốc gia trên thế giới.

Trước tiên nhất, bạn cần quảng bá tới khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn đang chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử. Việc thanh toán có thể được thực hiện qua thiết bị, ứng dụng điện thoại hoặc đơn giản là địa chỉ ví thông qua mã QR.

Có rất nhiều dịch vụ khác nhau giúp bạn chấp nhận thanh toán tiền điện tử. Ví dụ, CoinPayments hiện đang chấp nhận hơn 75 đồng tiền kỹ thuật số khác nhau, và chỉ lấy 0,5% hoa hồng cho một giao dịch. Những dịch vụ phổ biến khác nhau như Cryptonator, CoinGate và BitPay hiện tại chỉ chấp nhận thanh toán Bitcoin.

Tại Mỹ, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã được công nhận là một đơn vị tiền tệ có khả năng chuyển đổi, tức là có thể đóng vai trò như một phương tiện thanh toán, tương tự những hình thức thanh toán thẻ hiện tại.

Và để truy thu thuế, các doanh nghiệp Mỹ sử dụng tiền điện tử cần phải ghi chép lại doanh số, số lượng tiền điện tử và ngày giao dịch. Khi tới hạn nộp thuế doanh thu, số lượng thuế sẽ được dựa trên tỷ giá trung binh vào thời gian bán hàng.

Tình trạng pháp lý của tiền điện tử là gì

Khi tiền điện tử hiện đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, các nhà chức trách, cơ quan thuế và nhà lập pháp trên thế giới đang cố gắng thu nạp ý tưởng về crypto cũng như tìm cách áp chúng vào khung quy định pháp lý hiện tại.

Với sự ra đời của Bitcoin, tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, một mô hình hoàn toàn mới đã được phát minh. Một loại tiền tệ phi tập trung, tự vận hành, không có hình dạng vật lý và không bị kiểm soát bởi một thực thể nào. Đây là một thách thức hoàn toàn mới với các nhà hoạch định chính sách.

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh tiền điện tử về bản chất cũng như khả năng sử dụng độc lập của nó. Nhà chứ trách lo ngại rằng tiền điện tử sẽ bị những gian thương lợi dụng. Bên cạnh đó thì việc sử dụng tiền điện tử để rửa tiền và trốn thuế cũng hiện hữu trong không gian.

Vào tháng 11 năm 2017, Bitcoin và các đồng tiền điện tử đã bị các quốc gia Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan, Trung Quốc và Việt Nam xem là phương tiện thanh toán không hợp pháp. Những quốc gia còn lại vẫn chưa đặt tiền điện tử ngoài vòng pháp luật xong các quy định lại đang khá đa dạng tùy thuộc vào từng nước.

TOP 50 ĐỒNG COIN NỔI TIẾNG NHẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ

  • Bitcoin – Đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới.
  • Ethereum – Một đồng tiền điện tử được lập trình sẵn cho phép các nhà phát triển xây dưng ứng dụng phân tán khác nhau cùng những công nghệ khác với Bitcoin.
  • Ripple – Không giống như hầu hết các đồng tiền điện tử khác, Ripple không sử dụng Blockchain để đạt tính đồng thuận trong giao dịch. Thay vì đó, mạng lưới này sử dụng quá trình đồng thuận lặp, dù nhanh hơn mạng lưới Bitcoin nhưng cũng mong manh hơn trước các cuộc tấn công.
  • Bitcoin Cash – Phiên bản fork của Bitcoin được công ty khai thác BTC và sản xuất chip đào Bitcoin ASICs hậu thuẫn. Đồng coin này đã vượt lên top 5 tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất chỉ vài tháng sau khi được hình thành.
  • NEM – Không sử dụng thuật toán Proof of Work (PoW), đồng tiền này sử dụng thuật toán Proof of Importance (PoI). Thuật toán này yêu cầu người dùng phải sở hữu một lượng coin nhất định để có thể mua thêm coin mới. Việc này khuyến khích người dùng sử dụng quỹ và theo dõi các giao dịch sát sao, hiểu được tầm quan trọng của một thành viên trong mạng lưới NEM.
  • Litecoin – Đồng tiền điện tử được tạo ra với mục tiêu trở thành “bạc kỹ thuật số” trong tương quan với Bitcoin, “vàng kỹ thuật số”. Đây cũng là một phiên bản fork từ Bitcoin, song khác với BCH, đồng này tạo ra block nhanh hơn gấp 4 lần và có lượng coin tối đa gấp 4 lần: 84 triệu trong lưu thông.
  • IOTA – công nghệ sổ cái đột phá của đồng tiền điện tử này có tên là “Tangle” và yêu cầu người gửi trong một giao dịch phải thực hiện Proof of Work để chứng minh hai giao dịch. Vì vậy, IOTA đã loại trừ yếu tố thợ đào ra khỏi quy trình.
  • NEO – đây là một mạng lưới hợp đồng thông minh làm nền tảng cho tất cả các chủng loại hợp đồng tài chính và ứng dụng phân quyền phát triển. NEO cũng có nhiều mục tiêu tương tự Ethereum và hiện được phát triển tại Trung Quốc.
  • Dash – Một đồng tiền điện tử nguồn mở, là một hình dạng tổ chức phân cấp tự trị (DAO) do một tập hợp những người dùng, được gọi là “masternode” vận hành. Đây là một altcoin được fork ra từ giao thức Bitcoin. Đồng điện tử này cho phép thực hiện mua bán dash nhanh hơn và không để lại dấu vết giao dịch.
  • Qtum là một nền tảng ứng dụng Blockchain mã nguồn mở thuật toán Proof of Stake (PoS). Công nghệ cốt lõi của Qtum kết hợp một nhánh của Bitcoin Core, lớp Account Abstraction Layer cho phép nhiều máy ảo bao gồm Ethereum Virtual Machine (EVM) và Proof-of-Stake sự đồng thuận nhằm giải quyết các trường hợp sử dụng công nghiệp.
  • Monero (XMR) thì đây là một hệ thống tiền tệ bảo mật, riêng tư và không thể truy vết. XMR sử dụng một thuật toán crypto đặc biệt giúp các giao dịch mua bán XMR đảm bảo 100% không thể liên kết và truy dấu được.
  • Ethereum Classic (ETC) là một loại tiền điện tử được phát triển và tạo ra từ công nghệ Blockchain của Ethereum. Ban đầu 2 Blockchain này là tương tự giống nhau về mọi mặt nhưng đến khi phiên bản hard fork lần thứ hai tại khối thứ 1,920,000 của Ethereum tiến hành nhằm hoàn trả lại toàn bộ số tiền trong quỹ DAO của các nhà đầu tư bị lấy cắp.
Xem Thêm  Cặp song sinh Bogdanoff, người có nhiều ký ức về tiền điện tử nổi tiếng, chết vì COVID-19 sau khi từ chối vắc xin

Làm sao để trữ tiền điện tử

Không như hầu hết những loại tiền tệ truyền thống, tiền điện tử hoàn toàn được kỹ thuật số hóa, tức là bạn phải có một cách tiếp cận khác hoàn toàn so với tiền giấy, đặc biệt là về cách thức lưu trữ. Về mặt kỹ thuật, bạn không trữ đơn vị tiền tệ; mà thứ bạn thực chất giữ là một private key dùng để thực hiện các giao dịch.

Hiện nay có đa dạng chủng loại ví tiền điện tử phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Nếu ưu tiên hàng đầu của bạn là tính riêng tư, bạn đơn giản có thể sử dụng một tờ giấy hoặc một ví phần cứng. Đây là cách an toàn nhất để lưu trữ quỹ crypto. Ngoài ra, trên thị trường cũng cung cấp những ví “lạnh” (offline) được lưu trữ trên đĩa cứng hoặc ví trực tuyến, liên kết với sàn giao dịch hoặc các nền tảng độc lập.

Làm thế nào để mua tiền điện tử

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc mua Bitcoin. Ví dụ, hiện có gần 4.415 ATM Tiền điện tử tại 58 quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua BTC thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử, các quỹ đầu tư tín thác hoặc thậm chí còn có cả thị trường OTC cho BTC.

Đối với những đồng tiền điện tử khác, các lựa chọn mua không đa dạng bằng BTC. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều sàn giao dịch mà bạn có thể mà bạn có thể chuyển đổi tiền điện tử thành tiền pháp định hoặc Bitcoin. Giao dịch trực tiếp cũng là một cách phổ biến.

Những chuyên gia đầu ngành

  • Vitalik Buterin (@VitalikButerin) – Thiên tài đằng sau đồng tiền điện tử có giá trị thứ nhì thị trưởng hiện nay – Ethereum
  • Andreas M. Antonopoulos (@aantonop) – Kẻ sùng đạo Bitcoin và là tác giả của của cuốn “Mastering Bitcoin”.
  • Charlie Lee (@SatoshiLite) – Nhà sáng lập Litecoin
  • Nick Szabo (@NickSzabo4) – Chuyên môn của Szabo về tiền điện tử có từ những năm 1998 với đề xuất BitGold của ông, tiền thân của Bitcoin.
  • Brian Armstrong (@brian_armstrong) – Đồng sáng lập và hiện là CEO của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Hoa Kỳ Coinbase.
  • Brock Pierce (@brockpierce) – Đồng sáng lập của Blockchain Capital.
  • Barry E. Silbert (@barrysilbert) – Nhà sáng lập và đương nhiệm CEO của Digital
  • Don Tapscott (@dtapscott) – Chủ tịch và CEO của Tapscott Group, Inc.
  • Erik T. Voorhees (@ErikVoorhees) – Nhà sáng lập và CEO của ShapeShift.io.
  • Laura Shin (@laurashin) – Biện tập viên tại Forbes và đồng giám sát phóng viên của tờ Forbes Fintech.
  • Alex Tapscott (@alextapscott) – Đồng sáng lập và CEO của Viện Nghiên cứu Blockchain.
  • Roger K. Ver (@rogerkver) – Nhà đầu tư thiên thần Bitcoin.
  • Jihan Wu (@JihanWu) – Nhà đồng sáng lập và kiêm giám đốc của công ty Bitmain Technologies. Ltd.
  • Gavin Andresen (@gavinandresen) – Chuyên gia khoa học tại Bitcoin Foundation và nhà phát triển Bitcoin Core.
  • Adam Back (@adam3us) – Đồng sáng lập và là chủ tịch của Blockstream.
  • Oliver T. Bussmann (@obussmann) – Chủ tịch của Hiệp hội Crypto Valley và nhà sáng lập Bussmann Advisory.
  • Meltem Demirors (@Melt_Dem) – Giám đốc phát triển tại Tập đoàn Digital Currency.
  • Fred Ehrsam (@FEhrsam) – Đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase.

Bàn luận về TIỀN ĐIỆN TỬ là gì ở đâu?

Tương lai của tiền điện tử là gì

Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, nhà đầu tư và là nhà hoạt động thiện nguyện:

“Bitcoin khá tốt hơn so với các đồng tiền tệ khác ở khía cạnh là bạn không cần phải ở cùng một nơi để thực hiện một giao dịch lớn, tiền giấy lúc này sẽ trở nên bất tiện.”

Richard Branson, nhà sáng lập của Virgin Galactic và hơn 400 doanh nghiệp khác:

“Tôi nghĩ Bitcoin hiệu quả. Có thể có những loại tiền tệ khác giống vậy mà thậm chí tốt hơn. Nhưng trong thời điểm hiện tại, thế giới đang chứng kiến sự nổi dậy của một ngành công nghiệp lớn xoay quanh Bitcoin – Mọi người làm giàu từ Bitcoin, một số cũng thua lỗ vì nó. Bitcoin biến động, song con người thường vẫn có thể kiếm tiền từ những sự biến động đó”.

Al Gore, nguyên phó tổng thống Hoa Kỳ:

“Khi Bitcoin được chuyển đổi thành tiền mặt, nền tảng này cần được đặt dưới những khung pháp lý chặt chẽ. Riêng ý tưởng Bitcoin có thuật toán thay thế vai trò của chính phủ thì tôi cho rằng nó khá ngầu”.

Eric Schmidt, chủ tịch điều hành của Google:

“[Bitcoin] là một thành tích đáng nể của nhân loại … Khả năng tại ra một thứ không thể bị sao chép trong thời đại kỹ thuật số là một giá trị vô cùng to lớn… Rất nhiều người có thể xây dựng doanh nghiệp dựa trên nền tảng đó.”

Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal:

“PayPal cũng có mục tiêu tạo ra một loại tiền tệ riêng. Chúng tôi đã thất bại và chỉ tạo ra được một hệ thống thanh toán mới. Tôi nghĩ Bitcoin đã thành công khi trở thành một loại tiền tệ, nhưng vẫn còn thiếu gì đó để có thể trở thành một hệ thống thanh toán. Rất khó dùng và đó cũng là thử thách lớn nhất của PayPal khi đối diện với Bitcoin.”

Cập nhật thông tin thị trường tiền điện tử

Hiện nay, có rất nhiều công cụ hiện hữu để bạn có thể theo dõi và bám sát từng biến động của thị trường tiền điện tử. Bạn có thể sử dụng Coinmarketcap.com, website nổi tiếng nhất theo dõi Bitcoin và hầu hết các đồng altcoin trên thế giới. Website cung cấp những thông tin về biến động giá cả, vốn hóa thị trưởng và cả khối lượng giao dịch trong một ngày cho các trader.

Ngoài ra các sàn giao dịch cũng cung cấp cho bạn các dịch vụ để theo dõi danh mục đầu tư của mình. Các sàn giao dịch lớn như Huobi còn cung cấp cho bạn một chỉ số riêng để bạn giám sát danh mục tài sản của mình.

Điểm đánh giá post
--------

Hệ sinh thái cộng đồng của BD Ventures: https://linktr.ee/bdventures