LandingPage Là Gì? Tại sao nên sử dụng Landing Page cho quảng cáo bán hàng?

Landing Page hay thường được gọi là trang đích bán hàng, là 1 trang web được thiết kế nhằm mục đích làm nổi bật sản phẩm bạn đang kinh doanh mà ở đó chỉ duy nhất có 1 trang chốt sales nhằm giúp tăng tỷ lệ bán hàng lên đến 200% so với trang web thông thường.

Landing Page là 1 trang đích duy nhất khi khách hàng click vào đường link quảng cáo hoặc liên kết trong công cụ tìm kiếm của bạn. Mục đích chính của landing page là dẫn dắt khách hàng tiềm năng của bạn đến 1 hành động cụ thể do bạn đặt ra như: để lại thông tin, mua hàng,..

Landing Page giúp danh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi cực kỳ cao bỏi vì khi người dùng ở đó chỉ duy nhất có 1 trang bán hàng trên đó

Có thể bạn đang nghĩ, landing page chưa thực sự quan trọng và vẫn đang bỏ qua nó trong công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mình muốn nhắn nhủ đến bạn rằng: “Landing Page là công cụ hủ hiệu giúp bạn chiến thắng đối thủ trong cuộc chơi quảng cáo và bán hàng”

Ví dụ về trang landing page bán hàng

Bấm vào đến trang đăng ký miễn phí

Trang Landing Page là gì?

Nếu bạn là một Nhà tiếp thị hoặc một Nhà quảng cáo hoặc một Digital Agency thì có lẽ bạn đã nghe nói quá nhiều về LadiPage và cách LadiPage tạo ra các trang Landing Page đẹp mắt, tỷ lệ chuyển đổi cao, tốc độ tải trang nhanh chóng mặt.

Bây giờ, chúng ta hãy chia sẻ nhỏ định nghĩa này về Landing Page để dễ hiểu hơn:

  • Landing Page có thể là một trang thành phần của một trang web chính của bạn hoặc là một trang bên ngoài. Các trang Landing Page không cần phải trực thuộc một trang web nào đó của bạn.
  • Landing Page có mục tiêu cụ thể: Landing Page được tạo ra với mục đích cụ thể nào đó và Landing Page chỉ tập trung vào mục đích đó (Cấu trúc, nội dung, tối ưu…)
  • Landing Page nhằm giúp bạn dễ dàng đạt được một mục tiêu nào đó, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của bạn
  • Landing Page được tạo ra cho đối tượng được nhắm mục tiêu. Tức là Landing Page của bạn cần thể hiện rõ thông điệp tiếp thị của bạn, nó phải liên quan đến đố tượng mục tiêu của bạn, thực hiện bất cứ lời hứa nào được đưa ra để khách truy cập đến trang Landing Page.

Tóm lại, trang Landing Page được nhắm mục tiêu càng tốt thì nó sẽ hoạt động tốt hơn, phát huy được tối đa hiệu quả của nó vì các trang đều tập trung vào mức tập trung nhất có thể.

Trang Landing Page là một trang web cho phép bạn nắm bắt thông tin của khách truy cập, tạo thuận lợi cho việc bán hàng và thu thập khách hàng tiềm năng

Có 3 loại Landing Page phổ biến

  1. Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng
  2. Landing Page Bán hàng
  3. Landing Page Trung gian chuyển đổi

3 loai landing page

Khi nào các Landing Page không thể chuyển đổi?

Các trang Landing Page sẽ không thể phát huy được tác dụng nếu nó không được tập trung đúng mức. Tức là, trang landing page cần phải có một thông điệp cụ thể, nhắm vào một mục tiêu cụ thể, tập trung vào một mục đích cụ thể. Nếu bạn lười hoặc bạn không có các kỹ năng cơ bản trong marketing, bạn pha loãng bất kỳ yếu tố nào đó trong số các yếu tố này thì tỷ lệ chuyển đổi chắc chắn sẽ giảm.

Tại sao Landing Page hoạt động và khi nào?

Về cơ bản, các Landing Page hoạt động được vì chúng giảm “gánh nặng” cho khách truy cập. Khách truy cập không phải suy nghĩ về những gì cần làm tiếp theo. Mục tiêu rất rõ ràng.

Landing Page sẽ hoạt động tốt nhất khi:

  • Khách truy cập biết lý do họ đến trang đó và họ dự kiến sẽ làm gì tiếp theo
  • Nội dung trang Landing Page phù hợp với kỳ vọng của khách truy cập
  • Hành động tiếp theo là rõ ràng
  • Không có gì khác cho khách truy cập ngoài việc hành động theo ý muốn của bạn

Khi nào bạn nên sử dụng Landing Page?

Có hai điều bạn cần xác định là khi nào nên sử dụng trang landing page

  • Bạn có hành động rõ ràng nào muốn khách truy cập thực hiện hành động không?
  • Bạn có thể kiểm soát nguồn lưu lượng truy cập không?

Ví dụ: mình sẽ sử dụng các trang landing page trong các trường hợp sau:

  • Quảng bá sản phẩm/dịch vụ hay một cái gì đó 
  • Đăng ký sự kiện nào đó
  • Thu thập thông tin khách hàng

Landing Page được thiết kế để tập trung sự chú ý của khách truy cập vào một mục tiêu cụ thể. Nếu bạn có nhiều mục tiêu khác nhau hoặc không thể phân loại đối tượng của mình thì tỷ lệ chuyển đổi của Landing Page sẽ nhỏ hơn.

LadiPage hiện tại đã và đang giúp hơn 14.000 Nhà quảng cáo tạo ra hàng triệu Landing Page với hơn 10 triệu khách hàng tiềm năng được tạo ra. Điều này đồng nghĩa với việc các Nhà quảng cáo có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, giảm được nhiều chi phí quảng cáo hơn, doanh nghiệp thì cải thiện tỷ lệ bán hàng và doanh thu hơn. Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói về LadiPage thì mình xin tóm tắt lại như sau:

LadiPage là một nền tảng (hay dễ hiểu hơn là một công cụ) cho phép bạn:

– Tạo ra các Trang Landing Page để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, sự kiện,
khóa học bằng các công cụ kéo thả

– Tạo ra các Form để thu thập thông tin người dùng, đồng bộ vào Google Sheet hay các ứng dụng quản lý thông tin khách hàng tiềm năng khác

Capture

Nâng cấp tài khoản Ladipage qua Hùng Vương bạn được những quyền lợi gì?

  • Được cung cấp miễn phí 500 mẫu landing page kéo thả của các ngành nghề từ Mỹ Phẩm, Tài Chính, Bất Động Sản,…
  • Tặng thêm 6 tháng sử dụng miễn phí tức là bạn chỉ thanh toán 12 tháng sử dụng nhưng thời gian sử dụng thực tế là 18 tháng
  • Chỉ có 229.000vnđ/ tháng khi thanh toán nâng cấp ladipage từ 12 tháng
  • Giảm trực tiếp 10% khi thanh toán gói 12 tháng của Ladipage
  • Được add vào group riêng hỗ trợ kỹ thuật quảng cáo chuyển đổi chuyên sâu
  • Tài khoản hiện đang sử dụng trên Ladipage vẫn được cộng thêm thời gian sử dụng chứ không bị mất đi
  • Link Group hỗ trợ thành viên nâng cấp Ladipage
  • Inbox với mình để được tư vấn cụ thể nhé https://www.facebook.com/hungdeptrai9001

Thông tin liên hệ Hùng Vương: zalo0982396930 để được hỗ trợ nâng cấp lên gói pro của ladipage cũng như tư vấn chiến lượt đẩy số

Vay trò của landing Page trong bán hàng như thế nào?

Kể cả bạn đang bán lẻ hay bán dịch vụ, bạn cũng cần dùng landing page để chốt một mục tiêu. Ta có trong tay website và các kênh quảng cáo trả phí facebook, google, zalo, instagram.

Xem Thêm  Mất gốc Tiếng Anh, tự học thế nào để giỏi lên với ứng dụng học tiếng anh miễn phí

Cách làm thông thường: quảng cáo 1 bài post trên facebook, instagram, zalo và gom đơn bằng comment, inbox. Cách làm này có những hạn chế về cách thể hiện nội dung, khó quản lý, không đo lường theo dõi được tỉ lệ chuyển đổi và dễ bị sót đơn hàng, kể cả khi dùng phần mềm thì vẫn phải nhập tay thông tin khách hàng.

Nếu quảng cáo google, lượng truy cập sẽ đổ về website, website lại vốn là nơi chứa nhiều thông tin, khách hàng của bạn khả năng là sẽ lang thang đến thông tin công ty, thông tin sản phẩm khác, bài viết, blog trước khi tìm đến sản phẩm họ cần mua.

Vì vậy ta phải đổ traffic trực tiếp về trang sản phẩm, nhưng nội dung của trang sản phẩm này phải đủ sức thuyết phục để khách hàng có đủ thông tin ra quyết định mua hàng. Lúc này, ta cần tới sự trợ giúp của Landing Page.

Hiện tại ta đang coi các mạng xã hội như một kênh bán hàng trực tiếp, trong khi về bản chất đó chỉ là các kênh tạo nguồn truy cập. Bạn vẫn có thể kiếm tốt từ cách làm này, nhưng để kiếm tốt hơn nữa thì không thể thiếu landing page.

landing page bán hàng
Quy trình cho chiến dịch quảng cáo sử dụng landing page

Như vậy, vai trò của landing page là đón tất cả lượng truy cập từ các kênh quảng cáo về. Nội dung trên landing page phải được viết sao cho thuyết phục được người xem thực hiện một hành động cụ thể, hành động ở đây có thể là đặt hàng, để lại thông tin, gọi điện hoặc click chuyển sang một trang khác.

Mục tiêu của chúng ta là chuyển đổi lượng truy cập trên trang trở thành khách hàng tiềm năng (lead).

Tóm gọn lại, ta có một Định nghĩa rõ ràng cho Landing Page như sau:

“Trong các chiến dịch marketing và quảng cáo, Landing Page là một trang web đơn, được thiết kế để dẫn dắt và thuyết phục người đọc cho một mục tiêu tập trung duy nhất”.

Va trò của landing page với website của bạn như thế nào?

Website là ngôi nhà chính của bạn, bạn vẫn cần có website để thể hiện đầy đủ thông tin công ty, đầy đủ các loại sản phẩm/dịch vụ của mình, blog, tin tức … Còn Landing Page sẽ đóng vai trò chính trong các chiến dịch marketing và quảng cáo, giả sử bạn cần đẩy mạnh một sản phẩm mới, một dịch vụ mới, hoặc thông báo về một chương trình khuyến mại nhân dịp nào đó thì Landing Page sẽ phát huy tác dụng truyền tải thông tin, tập trung chuyển đổi traffic.

Landing Page thường sẽ chạy độc lập với website, sử dụng dưới 3 dạng đường dẫn:

  • Tên miền chính: landingpagelagi.com
  • Tên miền phụ: themes.ladipage.vn (Tên miền phụ có thể tạo không giới hạn và miễn phí đi kèm với tên miền chính)
  • Thư mục con: ladipage.vn/tinhnang

Sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?bạn có dùng được Landing Page không? Và dùng như thế nào?

Đối với ngành dịch vụ, ví dụ trung tâm đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng, nghệ thuật, hay du lịch, bất động sản, nhà hàng… thì Landing Page là lựa chọn hàng đầu.

Ta sẽ dùng Landing Page để giới thiệu một sự kiện đặc biệt hoặc một dịch vụ trọng tâm mới ra mắt. Trong trường hợp này, chạy Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead Generation Page) là lựa chọn tối ưu.

Đối với ngành bán lẻ, Landing Page sẽ phù hợp nhất với những sản phẩm đơn, một Landing Page sẽ chỉ nói về một sản phẩm, hoặc một sản phẩm có biến thể (ví dụ biến thể về màu sắc, kích cỡ), để đảm bảo cho nội dung tập trung giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Nội dung của Landing Page sẽ tập trung nói về lợi ích, công dụng của sản phẩm đó và thuyết phục được người xem mua ngay tại trang. Với hình thức này, ta sử dụng Landing Page bán hàng (Sales Page).

Nếu bạn đang có nhiều sản phẩm, Landing Page sẽ được sử dụng để chạy các chương trình khuyến mãi. Không nên nhồi tất cả sản phẩm vào Landing Page, vì Landing Page không thể làm thay nhiệm vụ của một website bán hàng.

Nếu bạn đã có website bán hàng có phần back-end có thể quản trị đơn hàng, thì ta sẽ dùng Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-Through Page) để đảm bảo tính đồng bộ cho toàn bộ hệ thống bán hàng của bạn

Landing Page thường được sử dụng với 3 mục tiêu cơ bản. Dựa vào 3 mục tiêu này, ta chia ra 3 loại landing page

Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead Generation Page)

Mục tiêu: Thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng (như họ tên, email, số điện thoại) để sử dụng cho các hoạt động marketing sau đó (ví dụ telesales, email marketing).
Đặc điểm: Thu thập thông tin bằng một biểu mẫu đăng ký và luôn đi kèm với một lợi ích trao đổi với khách hàng như ebook, webinar, hội thảo offline, tư vấn miễn phí, quà tặng, mã giảm giá…

Landing Page bán hàng (Sales Page)

Mục tiêu: Thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay trên Landing Page.
Đặc điểm: Nội dung về sản phẩm/dịch vụ được xây dựng chi tiết bao gồm: lợi ích khách hàng, đặc điểm nổi bật, phản hồi khách hàng, bảng giá, chính sách…, giúp khách hàng có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng.

Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-Through Page)

Mục tiêu: Dẫn dắt người đọc chuyển hướng tới trang chuyển đổi chính.
Đặc điểm: Landing Page trung gian chuyển đổi chỉ sử dụng nút kêu gọi hành động để chuyển hướng tới trang khác, không sử dụng biểu mẫu đăng ký.

Ngoài ra, trong thương mại điện tử, trang Landing Page trung gian sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dẫn dắt khách hàng về trang giỏ hàng của website chính.

Các nội dung cơ bản của Landing Page trong kinh doanh online

Có thể bạn chưa biết phải bắt đầu viết nội dung cho Landing Page như thế nào, viết sao cho thuyết phục, cần viết những gì.

Nếu bạn mong chờ một công thức nào đó cho Landing Page, rất may là có. Ít nhất mình có thể đưa ra cho bạn những đoạn nội dung thường thấy nhất trên Landing Page (tất nhiên là những nội dung có thể thuyết phục khách hàng ra quyết định), và những lưu ý khi bạn viết những nội dung đó. Mình gọi đó là 12 đoạn nội dung tiêu chuẩn cho Landing Page.

Bạn không nhất thiết phải có cả 12 nội dung. Tùy vào sản phẩm/dịch vụ và loại Landing Page mà ta lựa chọn các nội dung cần thiết. Trước khi bắt tay vào thiết kế Landing Page, hãy tham khảo các bước sau để lên khung nội dung trước

Bước 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi của Landing Page

Bạn cần làm Landing Page để ra đơn hàng luôn? => Dùng Landing Page bán hàng (Sales page)

Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn không thể chốt ngay, bạn có thể sẽ cần thông tin của khách hàng để email marketing hoặc thực hiện các hoạt động marketing khác => Dùng Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead generation page)

Bước 2: Xác định offer trao đổi với khách hàng

Đối với Landing Page thu thập thông tin khách hàng, trên lý thuyết bạn cần có một lợi ích nào đó để đổi lấy thông tin của họ. Lợi ích ở đây thường là:

  • Ebook
  • Đăng ký webinar hoặc workshop miễn phí
  • Nhận tư vấn
  • Coupon/voucher giảm giá
  • Tham dự cuộc thi
  • Dùng thử miễn phí
  • Quà tặng dùng thử:

Bước 3: Xác định các nội dung sẽ có trên Landing Page

12 đoạn nội dung tiêu chuẩn cho Landing Page, được sắp xếp theo công thức cơ bản để landing page của bạn mang tính thuyết phục:

  1. Giới thiệu (Intro)
  2. Lợi ích khách hàng
  3. Đặc điểm nổi bật
  4. Nội dung chi tiết
  5. Đội nhóm
  6. Ý kiến khách hàng
  7. Chứng nhận & cam kết
  8. Bảng giá
  9. FAQ
  10. Footer
  11. CTA (call-to-action: nút kêu gọi hành động)
  12. Form đăng ký

Section đầu tiên – Intro của Landing Page

Người xem chỉ có 5 giây ấn tượng và nhớ nội dung trên Landing Page của bạn, vì vậy hãy thật tập trung cho section đầu tiên, nhất là đối với Landing Page thu thập thông tin và Landing Page trung gian.

Chúng ta có một công thức mẫu cho việc này, ý tưởng ở đây là bạn sẽ biến section đầu tiên trở thành một mini Landing Page với 6 yếu tố quan trọng nhất:

Xem Thêm  Defi Monster Legends là gì? Đánh giá và so sánh game Demole và DMLG token

lading page intro

Tiêu đề chính cụ thể, súc tích, nêu một cách rõ ràng khách hàng sẽ có được gì từ trang này. Đừng quên về quy tắc đồng nhất nội dung (message match): Tiêu đề chính phải đồng nhất nội dung với mẫu quảng cáo trước khi dẫn vào Landing Page.

Tiêu đề phụ bổ sung thông tin cho tiêu đề chính: Được thiết kế để vừa khiến tiêu đề chính ngắn gọn vừa giúp cho khách có đủ thông tin, tạo thành luồng thông tin liền mạch.

Hero shot: Đây là nơi để đặt hình ảnh/video đẹp nhất của bạn. Tốt nhất ta nên dùng hình ảnh/video thể hiện sản phẩm/dịch vụ trong bối cảnh thực tế sử dụng. Fact: Những khách hàng xem video giới thiệu sản phẩm có xu hướng mua hàng cao hơn 174% so với khách hàng không xem.

Nếu bạn sử dụng Landing Page thu thập thông tin, phần này có thể thay thế bằng thông tin về offer (tặng ebook, tặng voucher, quà khuyến mãi, miễn phí đăng ký…). Hãy nêu bật một lợi ích đặc biệt nào đó người dùng sẽ nhận được khi thực hiện hành động chuyển đổi.

Liệt kê lợi ích: ở đây ta nên miêu tả ngắn gọn những lợi ích cốt lõi nhất mà sản phẩm/dịch vụ có thể giải quyết những vấn đề của khách hàng, hoặc sự khác biệt không đâu có được của sản phẩm/dịch vụ.

Nút kêu gọi hành động mô tả chính xác những gì khách có thể nhận được: nên nhớ CTA phải liên quan đến mục tiêu cuối cùng bạn muốn trên landing page.

Bằng chứng tin cậy: Củng cố niềm tin cho khách hàng với những chứng nhận, cam kết hoặc phản hồi của người dùng.

Áp dụng công thức này có 2 lợi ích:

  • Giúp người đọc hình dung rất nhanh mục đích của trang, hay đơn giản hơn: trang này nói cái gì và tôi được gì.
  • Giảm tỉ lệ thoát

Công thức phễu AIDA của Landing Page cho trang Sales Page

Với Landing Page thu thập thông tin hoặc trung gian chuyển đổi thì section intro là quan trọng nhất, ta có thể đưa ngay offer và form đăng ký ở đầu.

Nhưng với Landing Page bán hàng, hỏi luôn thông tin khách hàng ở section đầu tiên có vẻ hơi vội vàng, ta cần cho họ biết nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định.

Vì vậy đối với Landing Page bán hàng, chúng ta sẽ áp dụng công thức AIDA để diễn giải nội dung, lúc này CTA cũng như form đăng ký sẽ đặt ở cuối trang, sau khi người xem đã đi qua một dòng câu chuyện của chúng ta.

aida cho landing page

A: ATTENTION – Gây chú ý

Thu hút người xem ngay lập tức với tiêu đề chính. Tiêu đề chính cụ thể, súc tích, nêu một cách rõ ràng khách hàng sẽ có được gì từ trang này. Đừng quên về quy tắc đồng nhất nội dung (message match): tiêu đề chính phải đồng nhất nội dung với mẫu quảng cáo trước khi dẫn vào Landing Page.

Một khi bạn đã thu hút được sự chú ý họ sẽ tiếp tục đọc.

I: INTEREST – Tạo hứng thú với sản phẩm

Khơi gợi sự thích thú bằng cách trình diễn sản phẩm/dịch vụ của bạn dưới dạng hình ảnh hoặc video. Tốt nhất ta nên dùng hình ảnh/video thể hiện sản phẩm/dịch vụ trong bối cảnh thực tế sử dụng.

Đi kèm với video là liệt kê dưới dạng gạch đầu dòng những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ đem lại cho khách hàng.

Để viết các câu lợi ích, hãy nghĩ đến “nỗi đau” của khách hàng mục tiêu và cách mà sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết được nỗi đau này.

D: DESIRE – Tạo mong muốn

Cung cấp những thông tin cụ thể hơn cho người xem để khiến họ mong muốn sản phẩm của bạn.

Chúng ta đã trao đổi lợi ích cho khách hàng ở trên, phần này là nơi bạn có quyền khoe tính năng của mình. Nếu như phần lợi ích mô tả những vấn đề bạn có thể giải quyết được thì tính năng sẽ mô tả những gì bạn làm được.

Ở đây chúng ta liệt kê các tính năng của sản phẩm/dịch vụ, nêu ra công dụng của mỗi tính năng.

Lưu ý, chỉ chọn lựa những tính năng tác động tốt nhất đến khách hàng tiềm năng, hãy chọn bằng cách kết nối công dụng của những tính năng đó với mong muốn thật sự của khách hàng, và đừng quên thể hiện nó dưới dạng bullet point (gạch đầu dòng).

Nếu có thể, hãy tiếp tục đào sâu nội dung dựa theo câu hỏi “Những điều này có ý nghĩa thế nào với khách hàng ở mức độ cảm xúc?”

Sau khi nói cho khách hàng biết chúng ta làm được gì, hãy để họ biết chúng ta đã làm tốt như thế nào và vì sao họ nên tin tưởng lựa chọn chúng ta. Những nội dung có thể hỗ trợ phần này:

  • Những lời phản hồi tin cậy từ khách hàng, chuyên gia đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn: Hãy viết ngắn gọn và đi thẳng đến nội dung chính, và nên có ảnh của người đưa ra phản hồi để tăng tính thực tế. Nếu có thể, hãy thử làm video feedback – tỉ lệ tương tác và thuyết phục sẽ cao hơn rất nhiều, tỉ lệ chuyển đổi tăng 25% so với dùng text.
  • Phản hồi tốt nhất là miêu tả cách giải quyết cho một “nỗi đau” nào đó của khách hàng.
  • Logo của đối tác: Đừng quên một tiêu đề hấp dẫn cho phần này, ví dụ “Được tin dùng bởi những tên tuổi lớn trong làng công nghệ”.
  • Đưa ra các con số về: số lượng người dùng, số năm hoạt động, số tiền …
  • Đội nhóm: tăng tính tin tưởng và minh bạch về đội ngũ điều hành.
  • Chứng nhận & cam kết chất lượng của sản phẩm.
  • Các giải thưởng đạt được hoặc những bài báo nói về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Lưu ý: Luôn nhớ một tiêu đề ấn tượng cho những phần này.

A: ACTION – Hành động

Đã đến lúc khách hàng cần phải hành động. Đây là phần trình diễn của Form đăng ký và CTA.

Nếu như sản phẩm hoặc giá trị bạn đưa đến cho khách hàng đơn giản, và người xem không cần phải nghĩ quá nhiều để ra quyết định thì đặt CTA ngay ở phân mục đầu tiên sẽ có tác dụng tốt nhất. Phần này đã được nói ở bài mini landing page.

Nếu như sản phẩm/đề nghị của bạn phức tạp, và thường người xem phải thông qua nhiều thông tin để ra quyết định thì ta đặt CTA phía dưới cùng, sau khi đã cung cấp thông tin đủ để người xem đưa ra quyết định.

Nghiên cứu đã cho thấy sản phẩm/dịch vụ nào đòi hỏi mức độ tin tưởng cao – ví dụ những sản phẩm liên quan đến sức khỏe – thì landing page sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu ta để người xem đọc hết toàn bộ câu chuyện trước khi yêu cầu họ hành động.

Đừng quên ưu đãi khi nâng cấp lên Pro Ladipage từ mình nhé

  • Được cung cấp miễn phí 500 mẫu landing page kéo thả của các ngành nghề từ Mỹ Phẩm, Tài Chính, Bất Động Sản,…
  • Tặng thêm 6 tháng sử dụng miễn phí tức là bạn chỉ thanh toán 12 tháng sử dụng nhưng thời gian sử dụng thực tế là 18 tháng
  • Chỉ có 229.000vnđ/ tháng khi thanh toán nâng cấp ladipage từ 12 tháng
  • Giảm trực tiếp 10% khi thanh toán gói 12 tháng của Ladipage
  • Được add vào group riêng hỗ trợ kỹ thuật quảng cáo chuyển đổi chuyên sâu
  • Tài khoản hiện đang sử dụng trên Ladipage vẫn được cộng thêm thời gian sử dụng chứ không bị mất đi
  • Inbox với mình để được tư vấn cụ thể nhé https://www.facebook.com/hungdeptrai9001

Tư vấn nâng cấp vui lòng liên hệ zalo0982.396.930 

Form đăng ký

Form cũng cần có tiêu đề để miêu tả ý nghĩa. Bạn có thể tham khảo hai quy tắc sau về tâm lý học chuyển đổi để đặt tiêu đề:

Quy tắc 1: Tính khẩn cấp và khan hiếm

Động cơ tâm lý thông thường sử dụng tính khẩn cấp (thời gian có hạn) và tính khan hiếm (số lượng có hạn) để thúc đẩy hành động.

Quy tắc 2: Thử trước khi mua

Độ dài của form và mức độ riêng tư của thông tin bạn yêu cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ chuyển đổi. Hãy cố gắng chỉ hỏi những thông tin cần thiết nhất để bạn chạy marketing hiệu quả. Ví dụ, đừng hỏi số điện thoại nếu như bạn thật sự chỉ cần marketing qua email.

Thiết kế nút kêu gọi hành động (CTA)

  • Đối với Landing Page thu thập thông tin khách hàng và Landing Page bán hàng: CTA là một phần trong form đăng ký
  • Đối với Landing Page trung gian: CTA đứng độc lập với các tiêu đề nội dung làm rõ xung quanh

Các lưu ý khi thiết kế CTA:

Tương phản: chọn màu sắc cho nút CTA tương phản so với màu nền và các mã màu trên toàn trang, mục đích làm tăng sự nổi bật cho nút CTA.

Nhìn là muốn click: Hãy làm cho nó giống một cái nút thật sự, đừng làm nó phẳng quá, cho một chút yếu tố 3D vào thì càng tốt.

call to action example 1

Kích cỡ: đương nhiên là phải to và rõ ràng
Mũi tên chỉ dẫn: Hãy thử một mũi tên chỉ khách hàng đến nút CTA, rất rõ ràng và mang tính điều hướng.

lp cta formula 1

Câu hành động: Phải miêu tả chính xác những gì khách hàng sẽ nhận được khi click vào nút này. Mẹo là hãy viết câu này như thể vế sau của câu “Tôi muốn…”

  • Ví dụ (Phần bôi đen là nội dung trong nút CTA):
    Tôi muốn … Tải ebook này
    Tôi muốn … Nhận tư vấn trực tiếp

Tránh sử dụng những từ như “Đăng ký ngay” hoặc “Click here” bởi nó không mô tả được cái gì sẽ diễn ra tiếp theo, dẫn tới việc khách hàng không hình dung được lợi ích của mình.

Thông tin bổ trợ: một câu rất ngắn bổ sung thêm thông tin và mục đích của nút bấm, dòng này sẽ giúp câu hành động trong nút bấm của bạn ngắn gọn và trọng tâm. Kích cỡ của dòng bổ trợ này sẽ bé hơn kích thước của nút bấm, hay được đặt ngay phía dưới nút bấm.

Tạo sự khan hiếm/cấp bách bằng từ ngữ như “ngay bây giờ”, “hôm nay”.

Viền trắng: tạo một viền trắng xung quanh nút bấm sẽ làm nút bấm nổi bật và dễ nhận diện hơn.

call to action example 4

16 bước kiểm tra mẫu Landing Page hiệu quả

Bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây để review lại những nội dung giúp hỗ trợ chuyển đổi cho Landing Page tốt hơn nhé

Bạn đã bỏ hết các link điều hướng sang nơi khác trên landing page chưa?
Nếu chưa, hãy bỏ luôn và ngay. Điều hướng sang trang khác sẽ làm xao lãng mục tiêu chính.

Trong vòng 5 giây, mọi người có thể biết trang của bạn nói về cái gì không?
Thử đi! Cho những người bạn xem trang của mình trong 5 giây rồi hỏi họ trang này nói về cái gì. Tối ưu nội dung cho đến khi bạn nhận được câu trả lời mong muốn. Chìa khóa vàng đấy!

Nút kêu gọi hành động của bạn đã nổi bật nhất chưa?
Nó nên nổi bật. Làm nó to lên và thêm những biểu tượng định hướng, cho đến khi mọi người đều biết mục tiêu cuối cùng của trang này là gì.

Có phải Landing Page của bạn chỉ nói về một thứ duy nhất?
Luôn luôn chỉ tập trung vào 1 thứ (sản phẩm, chương trình khuyến mại, dịch vụ đặc biệt…)

Bạn đã đưa ra những yếu tố để tăng độ tin cậy chưa?
Có thể là video/trích dẫn phản hồi khách hàng, hoặc logo của những đối tác lớn.

Bạn đã làm đơn giản nội dung bằng các gạch đầu dòng chưa?
Một đoạn văn dài nhiều chữ sẽ khiến người xem ngán ngẩm và thoát khỏi trang của bạn từ rất sớm.

Bạn đã loại bỏ những nội dung không cần thiết đi chưa?
Hãy thật ngắn gọn, bám sát 12 phân mục tiêu chuẩn để lựa chọn nội dung phù hợp.

Nút kêu gọi hành động có miêu tả được cho người xem biết họ sẽ nhận được gì khi click vào không?
Hãy quên ngay hai cụm từ không hiệu quả sau: “Click vào đây” và “Đăng ký”

Có phải bạn chỉ hỏi những thông tin cần thiết nhất ở biểu mẫu thu thập thông tin?
Thông tin người xem cung cấp cho bạn phải xứng với lợi ích họ nhận được.

Bạn đã để ý đến thiết kế của nút kêu gọi hành động để làm nó nổi bật chưa?
Bao gồm: màu tương phản, khoảng trắng và kích cỡ.

Nút kêu gọi hành động của bạn có nằm ở phân mục đầu tiên chưa?
Phân mục đầu tiên nên thể hiện được rõ mục đích của bạn và lợi ích bạn đem lại cho khách hàng.

Bạn đã có những biểu tượng điều hướng để thu hút sự chú ý của người xem chưa?
Một biểu tượng mũi tên chỉ vào nút kêu gọi hành động, hoặc hình nhân vật nhìn về nút kêu gọi hành động là hai phương pháp cơ bản.

Bạn có sử dụng video nào trên landing page chưa?
Bạn nên có, video có thể làm tăng tỉ lệ chuyển đổi lên 80%. Chú ý nội dung của video phải đồng nhất với nội dung landing page.

Bạn đã có video hoặc hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ của mình trong bối cảnh thực tế chưa?

Tiêu đề chính ở phân mục đầu tiên đã đồng nhất với thông điệp ở mẫu quảng cáo trước chưa?

Bạn đã hướng khách hàng tới hành động khác ở trang xác nhận/trang cảm ơn chưa?
Ví dụ: Kết nối mạng xã hội, đăng ký nhận ưu đãi và thông tin hàng tháng, xem thêm thông tin tại website, bán chéo một sản phẩm khác, up sale… hoặc bất cứ thông tin giá trị nào khác mà bạn chưa có chỗ để ở Landing Page, thì giờ hãy tận dụng trang cảm ơn.

Xác thực tên miền với Ladipage để xuất bản Landing Page với tên miền riêng

Các bước xuất bản Landing Page sử dụng Tên miền riêng của bạn trên nền tảng LadiPage

Đầu tiên cái bạn cần là có 1 tên miền riêng, nếu như bạn chưa có thì có thể mua ở 1 số dịch vụ uy tín mà mình giới thiệu ở dưới đây nhé

Bước 1: Trỏ tên miền về hosting của LadiPage

Trỏ tên miền chính:

Vào phần quản trị tên miền ở nơi bạn mua tên miền và cấu hình 2 bản ghi sau để điều hướng tên miền đó về địa chỉ của LadiPage:

Host record: www
Type (Loại): CNAME
Value (Giá trị): dns.ladipage.com

Host record: @
Type (Loại): A
Value (Giá trị): 13.229.38.226​

Trỏ tên miền phụ:

Giả sử tên miền chính của bạn là tenmiencuaban.com, và bạn muốn tạo một tên miền phụ là sanphama.tenmiencuaban.com thì:
Chọn tên miền chính bạn muốn cài đặt, sau đó tạo một bản ghi mới và điền các giá trị như sau:
Host record: sanphama
Type (Loại): CNAME
Value (Giá trị): dns.ladipage.com

Bước 2: Tạo và xác thực tên miền tại LadiPage

Sau khi đã trỏ tên miền về hosting của LadiPage, bạn tiếp tục vào phần Quản lý tên miền trên LadiPage để thêm tên miền đó:

tro ten mien ladipage

Lưu ý:
Nhập tên miền chính bắt buộc có www. ở đầu
Tên miền phụ thì không cần nhập www

xac thuc ladipage

Bước 3: Bật SSL cho tên miền của bạn

SSL là chứng chỉ bảo mật, chứng thực truy cập an toàn cho trang web của bạn. SSL sẽ giúp mã hoá các thông tin được truyền lên internet từ trang web của bạn, giúp bảo mật thông tin của người truy cập. Bạn thường sẽ thấy các trang có chứng chỉ này dưới dạng giao thức https.

Đối với những trang web chưa cài SSL, trình duyệt web sẽ hiển thị cảnh báo “Trang web không an toàn”, điều này không hề tốt cho trải nghiệm của khách hàng và làm giảm uy tín cho trang web của bạn.

Cài đặt SSL cho từng trang Landing Page trong tài khoản của bạn là tính năng miễn phí mà LadiPage hỗ trợ khách hàng, giúp cho các chiến dịch chạy quảng cáo sử dụng Landing Page của bạn được đảm bảo hiệu quả.

Để cài đặt SSL cho trang Landing Page, ở cửa sổ tổng quan, bạn vào phần Tên miền -> Trong cột Thao tác với tên miền mà bạn cần cài đặt, chọn Bật SSL, như hình dưới đây:

xac thuc ssl

Sau khi bật SSL thành công là bạn đã hoàn thành toàn bộ các bước trỏ tên miền. Bây giờ bạn cần vào Landing Page mình đã tạo và xuất bản với tên miền đó

Bước 4: Xuất bản Landing Page với tên miền riêng

Sau khi đã tạo tên miền và lưu trên hệ thống, bạn có thể bắt đầu xuất bản Landing Page với những tên miền này. Các bước thực hiện như hình dưới:

xuat ban ten mien

Sau đó ấn “Xuất bản lại” là bạn đã xuất bản Landing Page thành công

 

5/5 - (6 bình chọn)
--------

Hệ sinh thái cộng đồng của BD Ventures: https://linktr.ee/bdventures