Cập nhật Khám phá mô hình “5 áp lực cạnh tranh” trong kinh doanh

Chào phần đông những bạn bạn đọc thân mến, là một người hay sắm tìm online trên mạng nên tôi dành thời kì phân tích phần đông về những sản phẩm mà mình định tậu. Tôi nghĩ rằng bất cứ người nào trong số các bạn khi tìm một sản phẩm nào đó cũng đã từng lừng khừng ko biết chọn lọc sản phẩm nào là rẻ nhất trong muôn ngàn những loại sản phẩm và nhãn hàng đang mang trên thị phần.

mang mong muốn đem đến cho Các bạn các bài viết Nhận định chất lượng rẻ nhất. có phương châm rẻ nhất, mới nhất, phù thống nhất và sẽ luôn cập nhật liên tiếp các sản phẩm mới vừa được chính thức ra mắt và hoàn toàn phù hợp mang mỗi nhu cầu tư nhân của khách hàng .

không những thế , vuongchihung cũng sẽ lựa chọn và tổng hợp các nơi bán uy tín nhất. trong khoảng đó , mọi người mua sẽ luôn được đảm bảo về việc sử dụng nhà sản xuất sắm mua online và nhận lại được những sản phẩm xứng đáng với niềm tin đã trao cho thị trường này.

đông đảo những bài viết review Phân tích trên đều được tổng hợp tỷ mỉ và số đông chi tiết thông tin để giúp độc giả nắm bắt được nhanh nhất, qua ấy mang cho mình sự chọn lựa đúng đắn nhất

Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin mạng phép giới thiệu đến quý đọc kém chất lượng của vuongchihung về chủ đề Khám phá mô hình “5 áp lực cạnh tranh” trong kinh doanh

Mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Michael Porter đã dẫn các nhà chiến lược, nâng bước doanh nghiệp chạm đến thành công. Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ bật mí đến bạn những điều tuyệt vời về mô hình này nhé!

Khám phá mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Michael Porter

Lịch sử hình thành

Michael Porter được biết đến là một nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu trên thế giới. Ông đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu và cho ra một khung lý thuyết có thể phân tích, mô hình hóa đa dạng ngành hàng kinh doanh trên thị trường qua sự tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Từ đó, các nhà chiến lược đã nhìn nhận và vận dụng mô hình này để tìm kiếm những ưu thế nổi trội, hiểu rõ bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động nhằm vượt mặt các đối thủ cạnh tranh.

Mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter có tên gọi chính xác là “mô hình Porter’s Five Forces”. Năm 1979, mô hình được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Về sau, mô hình được xem là công cụ hữu dụng, chìa khóa thông minh để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận, cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh mang tính “động” với sự biến đổi không ngừng. Do đó, mô hình chỉ áp dụng thích hợp trong việc tìm kiếm một ngành hàng nhất định trong khu vực cần được cải thiện để sản sinh ra nhiều lợi nhuận hơn.

Phân tích mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter

Sức mạnh của nhà cung cấp – Bargaining Power of Suppliers

Trong mô hình, sức mạnh từ nhà cung cấp là yếu tố được nhắc đến đầu tiên. Áp lực này sẽ thể hiện rõ tầm ảnh hưởng của nhà cung cấp tới giá thành sản phẩm. Nó tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Xem Thêm  Cập nhật Hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Ads chi tiết vào năm 2021

Nhà cung cấp có thể trở thành sự cản trở cực lớn khi tăng giá nhập đầu vào và giảm chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp. Do đó, nhà cung cấp chỉ cần tăng giá (dù rất ít) cũng có thể khiến giá vốn sản xuất tăng theo. Trong khi đó, doanh nghiệp khó để tăng giảm giá bán sản phẩm một cách tùy tiện. Đồng nghĩa lúc này doanh nghiệp phải chi một phần lợi nhuận để bù đắp vào khoản này.

Hơn nữa, vấn đề tăng giá của nhà cung cấp có thể dễ dàng giải quyết khi các nguyên vật liệu đầu vào bị giảm chất lượng kéo chất lượng sản phẩm cũng giảm. Lúc này, doanh nghiệp có thể xử lý bằng cách phản ánh, thương lượng lại với nhà cung cấp hoặc tìm một nơi cung cấp mới. Dù vậy, hai hướng giải quyết này không hề dễ dàng thực hiện và mang đến rủi ro khá cao.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Sức mạnh của nhà cung cấp biểu hiện như thế nào?

  • Mức độ tập trung của các nhà cung cấp
  • Sự quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp
  • Sự khác biệt giữa các nhà cung cấp
  • Ảnh hưởng của những yếu tố đầu vào đối với các chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm
  • Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành
  • Sự tồn tại của những nhà cung cấp thay thế
  • Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của nhà cung cấp
  • Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành

Nguy cơ ảnh hưởng đến từ các sản phẩm thay thế – Threat of Substitutes

Sản phẩm thay thế được xem là những sản phẩm khác biệt so với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung ứng và chúng có khả năng thay thế trong tiêu dùng. Chi tiết thành phần của sản phẩm đã có được thay thế bởi những điểm riêng biệt khác đến từ các sản phẩm thay thế được khách hàng ưa chuộng, hứng thú, đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn nào đó của khách hàng.

Nguy cơ ảnh hưởng từ các sản phẩm thay thế biểu hiện

  • Những chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
  • Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng
  • Tương quan giữa giá cả và chất lượng của những mặt hàng thay thế

Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành – Internal Rivalry

Bất kỳ một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào mà không có đối thủ cạnh tranh. Nó thể hiện ở các thông số: giá cả, số lượng, thị phần,… Trong thị trường nhỏ hoặc ngành hàng bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn thì sự cạnh tranh này có thể biến tướng thành thế độc quyền. Nghĩa là quyền lực sẽ nghiêng về một doanh nghiệp duy nhất. Thật sự rất gian nan để doanh nghiệp có thể “chen chân” uy hiếp các doanh nghiệp lớn.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành biểu hiện như thế nào?

  • Mức độ tập trung của ngành
  • Chi phí cố định hoặc giá trị gia tăng
  • Tình trạng tăng trưởng của ngành
  • Khác biệt giữa các loại sản phẩm
  • Những chi phí chuyển đổi
  • Sự đa dạng của các loại đối thủ cạnh tranh
  • Những rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành

Sức mạnh từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng – Threats of New Entrants

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể là một trong những đơn vị chưa tham gia vào ngành, tuy nhiên họ có thể trở thành mối đe dọa lớn cho doanh nghiệp nếu trường hợp họ quyết định lấn sân sang lĩnh vực mới.

Sức mạnh từ các rào cản gia nhập biểu hiện như thế nào?

  • Những lợi thế chi phí tuyệt đối
  • Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường
  • Chính sách của chính phủ
  • Tình trạng kinh tế theo quy mô
  • Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào
  • Các sản phẩm độc quyền
  • Các yêu cầu về vốn
  • Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
  • Các chi phí chuyển đổi trong kinh doanh
  • Kênh phân phối

Sức mạnh đến từ khách hàng – Bargaining Power Of Customers

Sức mạnh của khách hàng là ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với mọi ngành sản xuất. Khi sức mạnh của khách hàng càng lớn thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ chạm đến gần với cái mà nhà kinh tế gọi là “độc quyền mua”. Nó nghĩa là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Khách hàng là sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá hoặc yêu cầu cao về chất lượng hơn nữa. Nhóm khách hàng là các nhà phân phối, đại lý, khách hàng cuối cùng

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Sức mạnh khách hàng biểu hiện như thế nào?

  • Vị thế mặc cả
  • Số lượng người mua
  • Thông tin mà người mua có được
  • Động cơ của khách hàng
  • Sự khác biệt hóa sản phẩm
  • Tính nhạy cảm đối với giá
  • Mức độ tập trung khách hàng trong ngành
Xem Thêm  Cập nhật Phễu Marketing là gì? 3 bước xây dựng phễu Marketing hiệu quả với mọi doanh nghiệp

Ví dụ về mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Vinamilk

Giới thiệu sơ lược về Vinamilk

“Vươn cao Việt Nam” là tinh thần mà Vinamilk luôn hướng đến ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Vinamilk phấn đấu trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế, thương hiệu luôn lấy chất lượng và sáng tạo làm người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường. Từ dòng sữa thuần thiên nhiên, Vinamilk chú trọng trong quy trình chế biến an toàn, bảo vệ môi trường đã làm nên những sản phẩm tuyệt hảo, giàu dinh dưỡng trao tay khách hàng.

Hiện tại, Vinamilk được đánh giá là thương hiệu sữa hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp rộng khắp toàn bộ 63 tỉnh thành, bảo gồm các đại lý bán buôn, bán lẻ, siêu thị, tạp hóa,… Dù là một doanh nghiệp đẳng cấp trên thị trường, Vinamilk cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy áp lực cạnh tranh của ngành. Cụ thể được trình bày bên dưới đây

Phân tích mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Vinamilk

Theo các tài liệu tại Luanvan24.com, mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Vinamilk được phân tích chi tiết như bên dưới.

Vinamilk chịu áp lực từ nhà cung cấp

Xây dựng sự phát triển lâu dài và vững bền đối với các nhà cung cấp lớn, nhỏ trong và ngoài nước là mục tiêu chính mà Vinamilk hướng đến nhằm đảm bảo được nguồn nguyên liệu thô ổn định về chất lượng lẫn số lượng và giá cả rất cạnh tranh.

Nguồn sữa của nhà Vinamilk đến từ những trang trại do chính doanh nghiệp cùng các hộ nông dân xây dựng và phát triển. Sữa được thu mua từ các nông trại đạt tiêu chuẩn đã được ký kết giữa công ty Vinamilk với các nông trại sữa nội địa. Tuy nhiên, các hộ nông dân còn tồn tại một số mặt hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư nên chất lượng sữa phần nào bị ảnh hưởng, thay đổi thất thường.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguồn sữa thô, còn các nguyên vật liệu và nguồn sữa bột của Vinamilk đều nhập khẩu chủ yếu từ các thương hiệu lớn hàng đầu trên thế giới. Dù vậy, ở những nhà cung cấp này, Vinamilk không thuận lợi trong quyền thương lượng và chịu nhiều sức ép nhưng bù lại an tâm về mặt chất lượng của nguyên liệu đầu vào.

Vinamilk chịu sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Hiện nay, các thương hiệu sữa ngày một vươn cao, vươn xa để khẳng định vị thế chất lượng trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Có thể điểm danh một vài cái tên hiện đang là đối thủ cạnh tranh tương đối cao của Vinamilk cả trong và ngoài nước như: TH True Milk, Nestle, Nutifood, Mead Johnson, Abbott,…

Ở phương diện những mặt hàng sữa nước, Vinamilk đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu sữa trong nước như: TH True Milk, Cô gái Hà Lan, Nutifood, Mộc Châu,… Đáng ngạc nhiên ở những năm trở lại đây, TH True Milk mạnh mẽ vươn lên, nổi bật với số lượng đông người dùng an tâm lựa chọn. Đây là một trở ngại lớn mà các thương hiệu khác phải dè chừng.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Ngoài ra, Vinamilk cũng phát triển đa dạng ở các mặt hàng khác như cà phê, đường, phomai. Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa thật sự khuấy đảo thị trường vì khó để cạnh tranh với những thương hiệu lớn, lâu năm trong ngành. Hơn nữa, các sản phẩm này không thể hiện rõ bản sắc chung với các sản phẩm của thương hiệu.

Vinamilk chịu áp lực từ khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố chủ chốt được Vinamilk đặt lên hàng đầu. Mọi đổi mới, phát triển vượt trội trong các sản phẩm của thương hiệu đều nhằm hướng đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Phân khúc khách hàng ở đây bao gồm cả đại lý buôn bán nhỏ lẻ, siêu thị và khách hàng cuối cùng của tập con khách hàng.

Thị trường sữa tại Việt Nam không ngừng mở rộng, trở thành “cơn sốt” với vô vàn những sản phẩm chất lượng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Chúng được đầu tư đa dạng, cuốn hút từ mẫu mã, hương vị cho đến độ dinh dưỡng. Giờ đây, giá cả không còn là yếu tố tiên quyết mà người dùng hướng đến khi tình trạng sữa bẩn tràn lan trên thị trường.

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Khách hàng cuối cùng quan tâm đến thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, dinh dưỡng hơn là về giá cả. Hướng theo người dùng, các doanh nghiệp chuyển sang xu hướng xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng, thương hiệu, quan hệ công chúng,… và sau đó mới đến giá cả.

Xem Thêm  KOC là gì? Phân biệt giữa KOLs và KOC cập nhật xu hướng kiếm tiền mới

Bởi lẽ, người dùng sữa chủ yếu là trẻ em, các mẹ bầu, người cao tuổi. Vì thế, nguồn nguyên liệu và chất lượng dinh dưỡng của sữa càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa. Sức khỏe vẫn là giá trị cốt lõi mà khách hàng mong muốn chứ không phải từ giá cả rẻ.

Tuy nhiên, những đại lý buôn bán nhỏ lẻ, các nhà thuốc thường có chiêu trò điều hướng người tiêu dùng. Thương hiệu không có sự đổi mới, xây dựng các chính sách hoa hồng, chiết khấu thỏa đáng thì rất dễ mất đi nguồn khách hàng tiềm năng.

Vinamilk áp lực từ các sản phẩm thay thế

Hiện nay, thị trường thực phẩm đang ngày một nâng cao với đa dạng sản phẩm thỏa mãn mong muốn của người tiêu dùng. Vinamilk vì thế cũng không nằm ngoài những thử thách này khi ngày càng nhiều sản phẩm thay thế ra đời, chúng giải quyết nhu cầu của người dùng ít béo, ít đường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như ngũ cốc, sữa đậu nành, các loại nước giải khát có sữa,..

mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh

Vinamilk áp lực trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Trong phân khúc thị trường sữa trong và ngoài nước, Vinamilk đã từng bước vươn lên, đối mặt và vượt qua những rào cản lớn để khẳng định vị trí của mình là một điều không hề dễ dàng. Đặc biệt là trong giai đoạn ngành hàng tương đối bão hòa cùng với sự trở lại của tình hình dịch COVID-19

  • Các kênh phân phối: Tính đến nay, Vinamilk đã mở rộng hệ thống kênh phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Từ những tạp hóa nhỏ lẻ, các đại lý cho đến siêu thị, trung tâm mua sắm lớn, để có thể thu hút họ thì thương hiệu cần xây dựng những chiến lược hấp dẫn, chỉn chu để thuyết phục các kênh này đưa sản phẩm của bạn vào hệ thống.
  • Chi phí gia nhập ngành: Phụ thuộc vào quy mô, số lượng, chủng loại của sản phẩm mà các mức phí sẽ khác nhau. Đối với Vinamilk, các sản phẩm sữa nước, sữa chua sẽ “ngốn” khá nhiều kinh phí cho việc đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm, Marketing quảng bá và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp.
  • Khác biệt nhưng không tách biệt: Ngành sữa không còn quá xa lạ khi các thương hiệu ra đời ngày một nhiều. Để có thể tồn tại và phát triển vững bền trên thị trường, sản phẩm và thương hiệu của bạn phải có sự nổi trội, chất lượng và khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt phải luôn song hành với giá trị cốt lõi của thương hiệu và nhu cầu của khách hàng. Để có thể thực hiện điều này không hề dễ dàng.

Trên đây là những chia sẻ vô cùng chi tiết về mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Michael Porter mà Tino Group đã tổng hợp. Hy vọng các kiến thức sẽ hữu ích, mang đến cho bạn những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, táo bạo hơn. Chúc các bạn thành công!

FAQs về mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Porter

Những rào cản nào khiến doanh nghiệp khó gia nhập vào ngành?

  • Khả năng tiếp cận với kênh phân phối thấp
  • Khoảng cách giữa chi phí đầu vào so với chi phí đầu ra lớn
  • Khó thay đổi mặt hàng sản xuất
  • Tồn tại các bí quyết sản xuất hay ý tưởng được cấp bằng sáng chế

Những rào cản nào khiến doanh nghiệp khó thoát ra khỏi ngành?

  • Chi phí rời bỏ ngành cao
  • Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có quan hệ chặt chẽ với nhau
  • Ngành đòi hỏi các tài sản có tính chuyên môn hóa cao

Top 5 Mô hình kinh doanh tuyệt vời dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp

  • Mô hình Kim Tự Tháp – The Pyramid
  • Mô hình chia sẻ quyền sở hữu – Access Over Ownership
  • Mô hình trải nghiệm – The Experience Model
  • Mô hình Hệ sinh thái – The Ecosystem
  • Mô hình thuê bao – The Subscription Model

Làm sao thu hút khách hàng mà không tốn chi phí quảng cáo?

Nếu bạn không đầu tư kinh phí quảng cáo trên các trang mạng xã hội, bạn có thể dùng trang cá nhân để quảng bá sản phẩm. Cách thức này có thể tạo độ tin cậy, củng cố niềm tin cho khách hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: sales@tino.org
  • Website: www.tino.org

Điểm đánh giá post