Affiliate Marketing CPO là gì? Kiếm tiền với CPO như thế nào? Có nên làm CPO hay không? Những điều cần biết về CPO
Bạn đang muốn kiếm thu nhập từ internet nhưng không biết nên làm như thế nào? Tại sao không thử ngay với Affiliate Marketing CPO?
Kiếm tiền Affiliate CPO là hình thức rất phổ biến ở thời điểm hiện tại, bởi vì mức hoa hồng mà Network chi trả cho Publisher khá cao so với các hình thức khác, thường thì mức hoa hồng chia sẽ giao động từ 10-50$ hoặc tối đa lên đến 60-70%.
Đối với mô hình Affiliate, CPO là thứ duy nhất bạn cần quan tâm, đó là kỹ năng chạy quảng cáo, chỉ cần khách hàng để lại thông tin trong from đăng ký, telesale gọi lại xác nhận đơn và khách hàng có nhu cầu đặt hàng theo như đăng ký thì đơn hàng đó sẽ được xác nhận và tính hoa hồng.
Bạn hoàn toàn có thể bức phá doanh thu từ hàng nghìn cho đến chục nghìn USD mỗi tháng mới hình thức Affiliate CPO này bằng nghề chạy quảng cáo.
Những gì bạn thắc mắc về hình thức kiếm tiền Affiliate Marketing với CPO, kiếm tiền với CPO như thế nào, có nên làm CPO hay không,.. Sẽ được mình giải quyết trong bài viếc này, mời bạn cùng xem nhé.
CPO là gì – Phân biệt các hình thức CPO, CPS, CPL
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một loại hình marketing dựa trên mô hình tính phí quảng cáo CPA (Cost per Action). CPA là mô hình tính phí quảng cáo tối ưu nhất hiện nay khi dựa trên hành vi của người dùng. Nhà cung cấp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền thông tin …
Hình thức CPA ưu việt hơn các hình thức tính phí quảng cáo truyền thống như tính phí theo lượt click CPC (Cost per Click) hay theo lượt hiển thị CPM (Cost per Thousand Impression) như đăng banner quảng cáo báo, tạp chí vì sự giảm thiểu rủi ro cho đơn vị mua quảng cáo phải trả tiền cho nguồn truy cập website nhưng không phát sinh doanh thu do lượng click ảo, truy cập ảo.
Trong đó:
✪ Cost Per Sale (CPS): Các Publisher chỉ nhận được hoa hồng khi đơn hàng được ghi nhận từ Advertiser.
✪ Cost Per Lead (CPL): Các Publisher nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký. Advertiser chấp nhận trả tiền cho việc nhận được thông tin từ khách hàng tiềm năng của họ.
✪ Cost Per Order (CPO): Các Publisher nhận được hoa hồng khi khách hàng đặt hàng thành công trên website của Advertiser.
Tại ACCESSTRADE, thì sẽ là D2C (Direct to Customer) để định nghĩa không chỉ những chiến dịch CPO có mà còn là tất cả các chiến dịch mà ở đó Publisher chạy trực tiếp với nhà cung cấp, không thông qua các sàn TMĐT hay kênh bán hàng trung gian. Từ đó Publisher có rất nhiều lợi thế như hoa hồng tốt hơn, nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Advertiser hơn, sản phẩm đa dạng hơn.
Chính xác hơn, ngay sau khi khách hàng click vào liên kết của bạn, hoàn thành đơn đặt hàng và nhà cung cấp sản phẩm sẽ gọi điện xác nhận với khách hàng thành công là hoa hồng sẽ được tính ngay cho bạn.
Kiếm tiền với hình thức CPO có khó không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào ngành hàng và sản phẩm bạn lựa chọn. Vì mỗi một ngành hàng, mỗi một cách làm, mỗi người sẽ có lựa chọn riêng. Vì với những nghành hàng thông thường như vật dụng gia đình, thiết bị điện tử, du lịch… thì thường chúng ta buộc phải làm theo kiểu CPS.
Còn CPO sẽ phù hợp hơn với những nghành hàng cần sự tư vấn trước khi quyết định mua hàng, đó chính là lĩnh vực làm đẹp, sức khoẻ.
Những sản phẩm này khách hàng thường cần nhiều thông tin tư vấn, và đội ngũ tetesales là người làm việc đó, còn việc của bạn (người làm tiếp thị liên kết) là tiếp cận khách hàng, cung cấp thông tin ban đầu cho họ, khiến họ click vào link liên kết để đến trang landing-page và nhập thông tin vào form.
Ưu điểm hình thức kiếm tiền Marketing này
1. Hoa hồng CPO là cao
Hoa hồng cho mỗi đơn hàng dao động từ 200k – 400k, số tiền quá hấp dẫn tại thị trường Affiliate Việt Nam. Đặc thù của ngành CPO là các sản phẩm đều thuộc phân khúc hàng cao cấp. Ngành hàng được áp dụng cũng thường là ngành hàng chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, sản phẩm người lớn…
Những ngành hàng này đặc thù là khách hàng yêu cầu sự tư vấn từ người bán. Tư vấn viên tư vấn càng sâu thì tỷ lệ khách hàng đồng ý mua hàng cũng càng lớn. Việc khách hàng trực tiếp trao đổi với người bán cũng đem lại cơ hội lớn hơn để đơn hàng thành công. So với việc khách hàng tự tìm kiếm thông tin sản phẩm, điền thông tin mua hàng đối với các sản phẩm ngành thương mại điện tử truyền thống.
Vì lý đó, tỷ lệ duyệt các chiến dịch CPO luôn cao hơn so với các chiến dịch khác. Lên đến 97% đối với một số chiến dịch đặc biệt.
Mặt khác, đứng trên góc độ của Advertiser, hầu hết các nhà cung cấp tham gia chiến dịch CPO đều có sản phẩm mới, vừa tiếp cận thị trường. Vì vậy, độ phủ của sản phẩm là chưa cao. Các nhà cung cấp cũng thường không tập chung hoặc đầu tư ít vào các kênh Digital marketing. Chi phí marketing chủ yếu là hoạt động offline và branding truyền thống.
Đây là cơ hội vô cùng lớn cho các publisher có thể tận dụng để khai thác các kênh digital cực kỳ tiềm năng như Google, Facebook, Youtube… Những kênh mà publisher làm affiliate vốn dĩ đã có thế mạnh.
2. Được cung cấp sẵn Landing Page và Pre-Landing Page
Công cụ quảng cáo đầy đủ, có link của các trang Pre landing Page với nội dung hấp dẫn, khách hàng rất dễ bị “mua” sau khi đọc xong những content chất này.
Vì là hình thức CPO, tức là chuyển đổi được tính qua đơn đặt hàng do đó hầu hết các nhà cung cấp sản phẩm đều có sẵn landing-page cho bạn.
Trong landing-page sẽ có nội dung (text và hình ảnh + mẫu đặt hàng) đã được tối ưu rất tốt và vì thế bạn sẽ không cần làm riêng một landing-page nữa. (tất nhiên nếu bạn muốn làm riêng thì vẫn có thể)
Nếu như Landing Page là nơi để khách hàng tiến hành đặt sản phẩm, điền thông tin thì Pre Landing sinh ra với mục đích cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho người dùng trước khi họ tiền hành đặt hàng.
Thông thường, khi mua những sản phẩm liên quan đến sức khỏe của mình, người dùng sẽ rất khó để mua hàng ngay lập tức khi vừa nhìn vào landing page. Điều này là dễ hiểu, họ cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về thông tin sản phẩm, cách dùng, tác dụng của những sản phẩm đó, cũng như review của người khác. Vì vậy, Pre Landing được publisher sử dụng như cầu nối để tiếp cận người dùng và điều hướng họ về trang Landing page để mua hàng.
Bạn có thể sử dụng pre landing page của network hoặc tự làm cho riêng mình, tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của bạn
3. Thanh toán hoa hồng nhanh và chính xác
Thông thường, các chiến dịch CPO sẽ thanh toán ngay trong tháng từ khi hoa hồng của bạn được phát sinh. Mỗi khi đơn hàng được ghi nhận thì tư vấn viên của nhà cung cấp sẽ gọi điện cho họ trong khoảng từ 24-48 giờ. Vì thế bạn sẽ dễ dàng biết được xem đơn hàng của bạn đã được chấp nhận hay bị hủy. Điều này khiến thời gian duyệt của các chiến dịch CPO là rất nhanh chóng.
Bạn cũng sẽ có thể xoay vòng vốn nhanh hơn khi chạy chiến dịch CPO, nếu so với các chiến dịch thương mại điện tử thời gian duyệt từ 1-2 tháng, hay một số chiến dịch tài chính khác.
Đặc biệt, một số campaign sẽ có chính sách thanh toán 2 tuần/1 lần nếu publisher đạt đủ số đơn nhất định.
https://vuongchihung.com/khoa-hoc-quang-cao-facebook-hieu-qua/
Vì sao các chiến dịch lại thu hút publishers như vậy?
Sau khi hiểu được cách thức hoạt động và ghi nhận hoa hồng của CPO chắc bạn cũng đã có được lý giải đầu tiên cho câu hỏi này.
Nếu đem so sánh với hình thức affiliate khác thì CPO đơn giản hơn rất nhiều. Bạn sẽ không phải chờ đợi đơn hàng được ship đến tận tay khách hàng. Mà chỉ cần telesale từ phía nhà cung cấp xác nhận với khách hàng xong thì bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Đặc biệt hoa hồng dành cho ngành hàng này là vô cùng hấp dẫn, dao động từ 200k – 400k. Đặc thù của ngành hàng này thường là ngành hàng chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, sản phẩm người lớn…Những sản phẩm này khách hàng thường cần nhiều thông tin tư vấn, và đội ngũ tetesales là người làm việc đó, còn việc của bạn (người làm tiếp thị liên kết) là tiếp cận khách hàng, cung cấp thông tin ban đầu cho họ, khiến họ click vào link liên kết để đến trang landing-page và nhập thông tin vào form…
Tư vấn viên tư vấn càng sâu thì tỷ lệ khách hàng đồng ý mua hàng cũng càng lớn. Việc khách hàng trực tiếp trao đổi với người bán cũng đem lại cơ hội lớn hơn để đơn hàng thành công. Vì lý đó mà tỷ lệ duyệt các chiến dịch CPO luôn cao hơn so với các chiến dịch khác.
Chạy chiến dịch CPO thế nào cho hiệu quả?
Đối với các publisher chạy CPO có lẽ đã không còn lạ gì với khái niệm Prelanding, hay còn gọi là pre-lander. Nhưng đối với những bạn chưa biết thì có thể hiểu đơn giản đó là:
Nếu bạn đổ traffic trực tiếp vào trang bán sản phẩm là những thực phẩm chức năng về sức khỏe, sinh lý, mỹ phẩm…thì rất khó để có được lòng tin của khách hàng ngay lập tức.
Thay vào đó bạn cần dẫn dắt nhu cầu và kích thích mong muốn mua hàng của khách hàng thông qua việc xây dựng nội dung trên trang prelanding. Trang này sẽ không có chức năng dùng để bán hàng, mà thông qua đó khác hàng sẽ bấm vào link affiliate để đặt hàng. Những nội dung hiệu quả để làm landing page có thể kể đến như là:
- Câu chuyện trải nghiệm thành công
- Chia sẻ kinh nghiệm
- Đánh giá, so sánh sản phẩm
Với mức hoa hồng rất hấp dẫn nên hướng đi nhanh với CPO mà nhiều publisher nhắm đến là Paid traffic: Facebook Ads, Google Ads, Native Ads, Zalo Ads,…
Còn với Free traffic, hướng đi sẽ lâu dài hơn theo ngách. Để mang về lợi nhuận lâu dài và thụ động cho mọi hình thức kiếm tiền online, đặc biệt là với affiliate marketing thì việc xây dựng hướng đi lâu dài theo ngách là điều cần thiết. Nếu paid traffic giúp bạn có kết quả nhanh với CPO. Nhưng để đi đường dài thì việc SEO để kiếm Free traffic là vô cùng cần thiết.
Các Network Affiliate tại thị trường Việt Nam có chương trình CPO
Adflex: là mạng lưới tiếp thị liên kết có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp sản phẩm cùng publisher. Các publisher sẽ có được hoa hồng chia sẻ ở trên các đơn hàng. Hiện tại, hình thức đặc trưng để kiếm tiền tại Adflex chính là CPO. CPO giúp các publisher tạo ra lợi nhuận dễ hơn vì họ sẽ được tính hoa hồng vào tài khoản của mình khi khách hàng quyết định mua hàng.
Accesstrade: D2C là hình thức affiliate marketing mới trong kiếm tiền online của AccessTrade. D2C nghĩa là Direct to Customer, tức là publisher sẽ trực tiếp chạy những chiến dịch từ nhà cung cấp mà không có thông qua bất kỳ một bên trung gian hay sàn thương mại điện tử.
Ecomobi: là nền tảng trung gian, kết nối bán hàng trực tiếp (Social Selling Platform) giữa doanh nghiệp với những chuyên gia tối ưu quảng cáo và cộng đồng sáng tạo nội dung – những cá nhân được nhiều người theo dõi và có sức ảnh hưởng trên mạng Internet.
ADPIA: là hệ thống tiếp thị liên kết đứng ra làm vai trò trung gian kết nối bạn (Affiliate) với những công ty, nhà quảng cáo (còn gọi là Merchant) và thay mặt họ thanh toán hoa hồng cho kết quả chạy quảng cáo.
Affiliate Civi: là một nền tảng công nghệ để thực hiện hoạt động Affiliate. Đây là một nền tảng của người Việt nhằm kết nối người làm tiếp thị liên kết và các đơn vị có sản phẩm, dịch vụ muốn chào bán. Civi tập trung chủ yếu vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, cung cấp một nền tảng ít sự cạnh tranh và hoa hồng cao hơn
Thách thức và xu hướng thị trường tại Việt Nam
Nguồn gốc sản phẩm
Câu hỏi chắc chắn sẽ khiến các publisher phân vân khi lựa chọn chiến dịch CPO đó là nguồn gốc những sản phẩm này có rõ ràng không, chất lượng của chúng có đảm bảo không? Đây cũng là tiêu chí đầu tiên được các Network Affiliate lựa chọn khi ký kết hợp tác đầu tư với các nhà cung cấp có chiến dịch CPO.
Những chiến dịch CPO hiện tại đều phải trải qua nhiều vòng kiểm đinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các chứng chỉ an toàn của bộ y tế…. các Network Affiliate thường sẽ không bao giờ chấp nhận để những campaign kém chất lượng xuất hiện trên hệ thống của mình.
Ví dụ như chiến dịch Vitayes đang được rất nhiều publisher của ACCESSTRADE lựa chọn để quảng bá. Sản phẩm Instant Ageback của tập đoàn Vitayes được sản xuất tại Đức, đạt đầy đủ giấy phép, tiêu chuẩn về an toàn của bộ y tế. Sản phẩm cũng đã có chương trình ra mắt rầm rộ trước khi tung ra sản phẩm tại Việt Nam. ACCESSTRADE là đối tác duy nhất độc quyền hợp tác với Vitayes trên nền tảng Digital.
Nỗi lo về thị trường không bền vững
Một nỗi lo khác khi publisher quyết định có tham gia các chiến dịch CPO hay không đó là nỗi lo thị trường “bị phá nát” hay không bền vững. Khi nó đến quảng bá chiến dịch CPO, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là các hình thức paid traffic. Sản phẩm được quá nhiều publisher quảng bá bằng các hình thức Facebook Ads hay Google khiến thị trường sớm bị bão hòa. Dòng đời của các sản phẩm CPO vì thế mà không kéo dài. Nhiêù Publisher thường nói CPO là thị trường theo trend và không bền vững.
Đây cũng là nỗi lo của các nhà cung cấp sản phẩm khi họ lo lắng sản phẩm của mình khi vừa tung ra thị trường đã bị quảng bá một cách tràn lan. Đặc điểm hình thức CPO là nhà cung cấp không cấm publisher chay hình thức SEM. Vì thế dẫn đến thông điệp của thương hiệu không được truyền đạt trực tiếp đến khách hàng. Rủi ro gây nguy hại đến brand của nhà cung cấp sau này.
Các Network Affiliate đã số sẽ giải quyết bài toán này bằng việc không phải tất cả các publisher đăng ký chiến dịch CPO đều được duyệt.
Việc chạy chiến dịch CPO sẽ được tối ưu liên tục bởi team Optimize để đảm bảo một thị trường affiliate công bằng và bền vững cho tất cả các publisher cũng như đảm bảo quyền lợi của Advertiser.
Sự khác nhau giữa CPO và D2C
CPO là một khái niệm quen thuộc với các bạn Publisher, dùng để chỉ các chiến dịch Cost-per-order, tức là hoa hồng được tính khi khách đặt hàng thành công (khác với CPS hoa hồng được tính khi khách thanh toán thành công không đổi trả).
Tại ACCESSTRADE, khái niệm bao quát hơn là D2C (Direct to Customer) để định nghĩa không chỉ những chiến dịch CPO mà còn là tất cả các chiến dịch mà ở đó Publisher chạy trực tiếp với nhà cung cấp, không thông qua các sàn TMĐT hay kênh bán hàng trung gian. Từ đó Publisher có rất nhiều lợi thế như hoa hồng tốt hơn, nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Advertiser hơn, sản phẩm đa dạng hơn.
Lời kết
Xu hướng publisher chạy các chiến dịch CPO sẽ rất phát triển trong tương lai. Thời gian tới, các Network Affiliate sẽ cực kỳ tập trung vào thị trường này. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để các publisher có thể đẩy số, bởi hoa hồng dành cho publisher là rất ưu đãi.
Hiện tại trên hệ thống của ACCESSTRADE đang có trên 10 chiến dịch CPO, nhiều trong số đó là các chiến dịch được ACCESSTRADE hợp tác độc quyền với nhà cung cấp như Vitayes hay Hàu OB. Chúc các publisher thành công trong thời gian tới.
Nguồn tổng hợp
Hệ sinh thái cộng đồng của BD Ventures: https://linktr.ee/bdventures